Chở Phế Thải Xây Dựng, Phá Dỡ Công Trình giá rẻ nhất Hà Nội

Trang chủ /

Tư vấn

Kinh nghiệm chống thấm sân thượng hiệu quả nhất

Với những ngôi nhà mới xây dựng nếu như bạn không quan tâm tới vấn đề chống thấm sân thượng thì chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng bạn sẽ phải tiến hành sửa chữa nhà cửa đấy. Khi bị thấm nước thì có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như bong tróc sơn, tường nhà bị ướt không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn làm hỏng tới kết cấu của ngôi nhà.

chống thấm sân thượng

Xem thêm: hướng dẫn quét vôi ve trong quá trình sửa chữa nhà: http://phadonha.com.vn/detail/112-Huong-dan-quet-voi-ve-trong-qua-trinh-sua-chua-nha.html

Chống thấm sân thượng

Để có thể chống thấm hiệu quả thì bạn cần phải biết những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này. Có thể là do sàn mái bị đứt gãy, rạn chân chim, sân thượng bị đọng nước lâu ngày, chất chống thấm kém chất lượng, không có khả năng co ngót, điều hòa theo sự thay đổi của thời tiết hoặc là kỹ thuật thi công không đạt tiêu chuẩn,…

Vậy làm thế nào để có thể phòng tránh được hiện tượng này, để không phải suốt ngày sửa chữa mái nhà? Trải qua quá trình thi công xây dựng thì chúng tôi nhận thấy có một số vật liệu và phương pháp chống thấm vô cùng hiệu quả dưới đây mà bạn có thể tham khảo.

Phương pháp đầu tiên là sử dụng Sikaproof Membrane. Bạn hãy phun một lớp lót này lên bề mặt của bê tông khô. Nếu như bề mặt hút nước thì phải tiến hành làm ẩm bề mặt bằng nước sạch. Sau khi lớp lót khô hoàn toàn thì hãy thi công lớp 1 dày không pha loãng.

Tại những nơi đã xuất hiện vết nứt thì nên đặt thêm một lớp lưới thủy tinh. Lớp lưới này cần được thi công trên lớp Sikaproof Membrane đã khô nhưng còn dính. Tiếp theo thi công 2 lớp nữa, sử dụng vữa chống thấm Sika Latex trên cùng, hoàn thiện bằng phương pháp xoa nền. Tiếp theo bạn cần phun ngay lớp Antisol S hoặc là Antisol E lên trên bề mặt nhé.

Một phương pháp chống thấm khác cũng được sử dụng nhiều trong quá trình sửa chữa trần nhà bị nứt đó là nhựa đường. Bạn đun sôi nhựa đường và quét đều lên bề mặt đã được làm sạch bằng một con lăn, nhớ phải che chắn cẩn thận để tránh dính mưa và phơi nắng trong khoảng 2 ngày là được. Nhựa đường khi gặp nắng nóng sẽ nở ra, thẩm thấu vào các khe hở nhỏ nhất để tạo nên một tấm bạt chống thấm hiệu quả.