Chở Phế Thải Xây Dựng, Phá Dỡ Công Trình giá rẻ nhất Hà Nội

Trang chủ /

Tư vấn

Kinh nghiệm xử lý ẩm mốc chân tường hiệu quả khi sửa chữa nhà

Một trong những vấn đề mà bạn sẽ phải đối mặt và cảm thấy đau đầu khi tiến hành sửa chữa nhà cũ đó là ẩm mốc chân tường.

Bạn có thể coi ẩm mốc như là những đám mụn ở trên da vậy, tuy chúng không gây ảnh hưởng tới kết cấu của công trình nhưng lại khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.

xử lý ẩm mốc chân tường

Như bạn đã biết thì khi nước thấm lên tường thì sẽ mang theo một lượng muối khoáng không nhỏ cùng nhiều chất bổ dưỡng giúp cho những loại nấm mốc có thể tồn tại và phát triển. Đó chính là nguyên nhân tại sao ở Việt Nam hiện nay thì số lượng người mắc phải các chứng bệnh có liên quan tới đường hô hấp khá nhiều.

Theo kinh nghiệm sửa chữa nhà ở theo phong thủy thì những vị trí trong nhà thường gặp hiện tượng này đó là khu vực chân tường khu vệ sinh, khu rửa chén bát, chân tường trong tầng hầm, chân tường ở giữa hai nhà có khoảng cách nhỏ và chân tường nơi mà có nền đất ẩm.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do bản chất của xi măng có tính hấp thụ nước cao, hồ vữa hút nước và theo mạch lan lên trên cho tới khi nào mà không thể hút được nữa. Thông thường thì chân tường sẽ bị làm ẩm từ 50cm đến 1m kể từ cốt nền, nếu như mà lớp hồ vữa càng cũ thì độ thấm sẽ càng mạnh.

Biện pháp sửa chữa nền nhà hiệu quả nhất hiện nay chính là cắt nước mạch hồ vữa chân tường. Đầu tiên bạn phải đục tạo rãnh rồi quét một lớp vữa gốc xi măng sau đó trám lại bằng hỗn hợp vữa, cát, xi măng đã được trộn thêm liều lượng phụ gia nhất định để tạo nên loại vữa có cường độ khiến nước không thể thẩm thấu qua đó được.

Vữa hỗn hợp này sẽ được trát trực tiếp lên trên bề mặt tường gạch để loại bỏ những chỗ rỗng vì thiếu vữa, khi đó nó sẽ đảm bảo bề mặt đã bược phủ kín, nên có độ dầy khoảng 0,5cm. Tiếp theo hãy quét 1 lớp chống thấm gốc xi măng nhằm củng cố, đảm bảo rằng độ bền của nó là vĩnh cửu. Cuối cùng là tô vữa để hoàn thiện và phục hồi lại như mới.