Chở Phế Thải Xây Dựng, Phá Dỡ Công Trình giá rẻ nhất Hà Nội

Trang chủ /

Tư vấn

Hướng dẫn cách đào móng nhà 2 tầng chuẩn chỉnh nhất

Muốn xây dựng được 1 ngôi nhà vững chắc thì đào móng nhà chính là công việc rất quan trọng. Móng sẽ là nền tảng vững chắc và là điểm tựa cho toàn bộ ngôi nhà. Do đó, quý vị hãy tham khảo cách thực hiện dưới đây để triển khai cho phù hợp

đào móng nhà

Đào móng nhà gần khu vực căn hộ liền kề

 

1. Cách đào móng nhà 2 tầng đơn giản

 

Việc chọn loại móng nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Và khi tìm hiểu cách đào móng nhà tầng 2 thì điều kiện nền và tải trọng rất quan trọng.

- Nếu nền móng nhà 2 tầng tốt có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc đều được

- Nếu nền móng có lớp đất yếu rất dày thì hãy dùng móng bè với cọc ma sát đóng thật sâu xuống. Có thể dùng biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu, không dùng đệm cát, đệm đất

- Nếu nền có lớp trên yếu nhưng lớp dưới tốt. Hãy thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi làm móng cọc tre, cọc tràm

- Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu chỉ nên xây nhà 2 tầng và dùng móng bè

Trường hợp bạn không biết nên lựa chọn như nào để đào móng cho phù hợp. Hãy liên hệ với Hoan Hoa, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể. Bạn cần phá dỡ nhà, phá dỡ công trình chúng tôi cũng luôn sẵn lòng

 

2. Công thức tính số lượng chịu tải khi đào móng nhà dạng cọc

 

- Chọn số lượng cọc

Số lượng cọc trên 1 đài sẽ phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng. Tuy nhiên, về độ sâu chôn móng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc. Và cách tính như sau:

Tải trọng lượng, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1.2 x 1.5 tấn/ m2 diện tích chịu tải của cột x hệ số moment 1.2 x số tầng

Ví dụ: tính số cọc 200x200 có sức chịu tải là 20t/ đầu cọc. Hãy cho cột có diện chịu tải 20m2 (5*4) suy tr số cọc = 1.2 * 1.2 * 5 * 20 = 144 tấn/20 = 7.2 cọc -> chọn 8 cọc

- Chọn máy ép cọc

Sức chịu tải của cọc 200 x 200 = 20T. Tức là đầu cọc đơn chịu được tải trọng tĩnh là 20T. Tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công. Tải trọng động thường = 2-3 lần tải trọng tĩnh. Và đó cũng chính là tải trọng ép lên đầu cọc.

Từ đây cho thấy tải trọng động ép lên đầu cọc 200*200 là (20*2) – (20*3T) = 40 – 60T

Có thể thông số này bạn thực sự chưa hiểu. Chỉ cần bạn gọi điện cho chúng tôi, kỹ sư của Hoan Hoa sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi.

đào móng nhà

Độ sâu của móng phụ thuộc vào những nhà xung quanh

 

3. Cách xác định độ sâu khi đào móng nhà

 

Thông thường độ sâu của móng sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng chịu lực. Và việc này sau khi bạn phá dỡ công trình sẽ có thể tính toán được

Nếu là nền đất cứng như đất đá, đất cát thì độ sâu sẽ thấp. Hoặc trường hợp là đất sét, đất bùn thì độ sâu nền sẽ cao hơn

Trị số và đặc trưng tải trọng tác dụng lên nền gồm số tầng của ngôi nhà, diện tích của ngôi nhà.

Chiều sâu chôn móng sẽ phụ thuộc vào nhà kế bên. Xem nhà bên có diện tích như thế nào, nhỏ mà móng nông thì chú ý không đào quá sâu. Như vậy sẽ tác động và gây nguy hiểm cho nhà đó.

Các kết cấu móng được sử dụng và phương án thi công móng cần phải có sự tính toán phù hợp. Như vậy mới giúp quá trình thực hiện được thành công nhất

Và nếu bạn chọn Hoan Hoa cho công trình nhà mình. Khi thực hiện xong sẽ vận chuyển phế thải xây dựng tới nơi tập kết. Đồng thời bạn có nhu cầu sửa chữa nhà… chúng tôi cũng đều sẵn sàng

Hotline tư vấn: 0985 119 883