Chở Phế Thải Xây Dựng, Phá Dỡ Công Trình giá rẻ nhất Hà Nội

Trang chủ /

Tư vấn

Quy trình làm móng nhà và cách tính giá

Dưới đây là thông tin về các loại móng nhà, cách làm móng nhà 2 tầng, 3 tầng, nhà cao tầng,  quy trình kỹ thuật làm móng nhà cấp 4 một tầng, cùng những lưu ý trong thiết kế kết cấu móng nhà bạn nên nắm rõ để đảm bảo chất lượng thi công:

1. Các loại móng cơ bản hiện nay và cách chọn móng phù hợp

Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng

Móng nhà có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: xây móng nhà bằng gạch nung, gạch không nung, làm móng nhà bằng đá hộc, đá thạch anh, móng nhà bằng gỗ, bê tông/bê tông cốt thép… Tùy theo từng loại vật liệu làm móng mà tên gọi của các loại móng nhà đó cũng theo đó mà thành như:

- Xây móng nhà bằng gạch

- Xây móng nhà bằng đá

- Xây nhà bằng đá hộc

- Xây nhà móng gỗ

- Xây nhà móng thép, bê tông, bê tông cốt thép

Nếu sử dụng móng thép đơn thuần thì ít rất sử dụng bởi tính chất dễ bị gỉ do oxy hóa nhanh, không đảm bảo độ chắc chắn của công trình. Vì vậy thường sử dụng loại kết hợp thép và bê tông hay còn gọi mà móng bê tông cốt thép. Loại móng làm bằng bê tông khung thép được xem là cách làm móng nhà chắc được sử dụng phổ biến bởi ưu điểm về tuổi thọ, chi phí...

Ngoài ra, vẫn có trường hợp làm nhà bằng móng bê tông không có khung cốt thép thì khả năng chịu lực không cao, bền chắc giảm so với bê tông cốt thép.

Phân loại móng nhà theo kết cấu móng

- Làm móng nhà đổ khối

- Làm móng lắp ghép

Phân loại móng theo đặc tính tác dụng của tải trọng

Móng nhà chịu tải trọng tĩnh

Móng nhà chịu tải trọng động

Phân loại theo phương pháp làm móng nhà

Móng nhà 2, 3, 4 tầng hay móng nhà cao tầng sâu bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô công trình để có phương pháp chọn móng nông hay sâu thích hợp:

- Thi công làm móng nông

Móng nông có 3 loại móng: móng đơn, móng bè, móng băng

- Thi công móng sâu: Hay còn gọi là móng cọc với ưu điểm chịu tải trọng lớn trên loại đất nền tốt giúp truyền trọng tải của công trình xuống dưới lớp đất sâu bên dưới. Phương pháp làm móng cọc có thể sử dụng cọc và cọc đài để tăng sức chịu cho móng và thường sử dụng cọc bằng tre.

2. Chi phí, thời gian làm móng nhà

Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xây móng nhà

- Diện tích móng nhà

- Đơn giá xây dựng

Hướng dẫn cách tính chi phí xây móng nhà chính xác

  • Cách tính chi làm móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Chi phí làm móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Chi phí làm móng cọc (ép tải) bằng: công ép (250.000/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1x đơn giá phần thô)
  • Chi phí làm móng cọc (khoan nhồi) = (công ép 450000/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô)

Thời gian làm móng nhà mất bao lâu?

Thời gian làm móng nhà phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích và tiến độ đan sắt thép, kè móng, xây gạch… theo từng phương pháp. Phương pháp làm móng nhà càng đơn giản, diện tích nhỏ, nhiều nhân công, không sử dụng bê tông thì thời gian thi công sẽ nhanh hơn

Tuy nhiên, đa phần sử dụng phương pháp làm móng nhà bê tông cốt thép và vì vậy ngoài thời gian chuẩn bị trước khi đổ móng bê tông thì còn cần có thời gian chờ, bảo dưỡng sau khi đổ móng để đảm bảo bê tông đông cứng đúng kỹ thuật trước khi tháo dỡ cốp pha và xây dựng trên nền móng.

Thông thường, mất khoảng 3 - 4 tuần nếu là mùa hè và hơn một chút nếu là mùa đông để đảm bảo bê tông móng đông cứng lại và đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật.

Website: http://phadonha.com.vn/